Home page         Site info         Contact us  
        
  News
  Contact
  Links
Languages:

TRỌNG TÀI

 

Thỏa thuận trọng tài                                     

 

Trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xử khi các bên có thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau khi có tranh chấp.

 

Các bên có quyền lựa chọn hình thức trọng tài (Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài do các bên thành lập), địa điểm tiến hành trọng tài (tại Việt Nam hoặc ở nước ngòai), cũng như thủ tục tố tụng trọng tài.

 

Hiện nay, các tổ chức trọng tài được thành lập tại Việt Nam gồm Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và một số trung tâm trọng tài thương mại tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác.

 

Thủ tục tố tụng trọng tài

 

Tố tụng trọng tài bắt đầu khi Trung tâm trọng tài nhận được đơn kiện của nguyên đơn hoặc từ khi bị đơn nhận được đơn kiện của nguyên đơn nếu vụ tranh chấp được giải quyết tại Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập. Đối với vụ tranh chấp giữa các bên Việt Nam, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật của Việt nam để giải quyết tranh chấp. Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngòai, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn. Trong trường hợp các bên không lực chọn được pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp thì Hội đồng Trọng tài quyết định. Ngôn ngữ được sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt. Các đương sự có thể ủy quyền cho luật sư làm đại diện.

 

Quyết định trọng tài được lập bằng văn bản. Quyết định trọng tài có thể được công bố ngay tại phiên họp cuối cùng hoặc sau đó, nhưng chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. Tòan văn quyết định trọng tài phải được gởi cho các bên ngay sau ngày công bố.

 

Thi hành Quyết định trọng tài

 

Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầu hủy quyết định trọng tài, bên được thi hành quyết định trọng tại có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án có cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài.

 

Trình tự thủ tục và thời hạn thi hành quyết định trọng tài theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

 

Thi hành quyết định  của trọng tài nước ngòai tại Việt Nam

 

Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngòai được quy định tại Phần thứ sáu của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004. Về nguyên tắc, Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam:

 

i.               Quyết định của Trọng tài nước ngòai trong trường hợp quyết định được tuyên tại nước hoặc của Trọng tài của nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này;

ii.             Trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó;

 

Việt Nam đã ký kết Công ước New York 1958 vào năm 1995; Vì vậy, quyết định trọng tài của các nước là thành viên của Công ước này sẽ được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Đối với những nước không là thành viên của Công ước này cũng không ký với Việt Nam các hiệp định song phương về vấn đề này, các quyết định trọng tài sẽ được xem xét công nhận và cho thi hành trên nguyên tắc có đi có lại. Tuy nhiên, trên thực tế, những quyết định trọng tài của các nước này sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam vì vẫn chưa có quy định pháp luật cụ thể cho vấn đề này.

 

Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận quyết định của trọng tài nước ngoài

 

Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngòai kèm theo các giấy tờ, tài liệu theo quy định phải được gởi đến Bộ Tư pháp Việt Nam. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Bộ Tư pháp sẽ chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến, Tòa án có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thi hành và Viện kiểm sát cùng cấp biết.

 

Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp mà Tòa án ra một trong các quyết định: tạm đình chỉ, đình chỉ việc xét đơn hoặc ra quết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

 

Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba thẩm phán, trong đó một thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án tòa án. Sau khi xem xét đơn yêu cầu, các giấy tờ tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của người được triệu tập, của Kiểm sát viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số. Hội đồng có quyền ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngòai hoặc quyết định không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài.